Đường cong sáng tạo - Phát triển đúng ý tưởng vào đúng thời điểm (Allen Gannett)
Câu chuyện kể trên cho thấy rằng không phải trí thông minh, chính thực tiễn rèn luyện mới có thể thúc đẩy quá trình sáng tạo cũng như sự sáng tạo không phải là điều xảy ra một cách đột ngột, mà là kết quả của sự cố gắng không ngừng nghỉ, thử nghiệm và tìm kiếm. Và nếu chúng ta kiên trì không bỏ cuộc, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm sáng tạo đột phá.
Câu chuyện trên cũng là một trong rất nhiều câu chuyện thú vị trong Đường cong sáng tạo (The Creative Curve) của Allen Gannett - nhà sáng lập và CEO của công ty phân tích marketing TrackMaven, có kinh nghiệm làm việc với nhiều công ty lớn như Microsoft, GE và Cisco. Theo anh, “đường cong sáng tạo mô tả những mong muốn đầy nghịch lý của con người, đó là vừa muốn quen thuộc, vừa muốn mới lạ. Những người có tầm ảnh hưởng lớn như Steve Jobs, Elon Musk và Kanye Wesst có cùng một bí quyết thành công, đó là khả năng tìm ra "điểm vàng" giữa sự mới mẻ và sự quen thuộc.”
Việc tiếp thu tri thức mỗi ngày chính là chìa khóa để sáng tạo thành công. Để sáng tạo thành công, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực của mình. Đầu những năm 1980, một cửa hàng nhỏ cho thuê băng ở Mỹ trở nên cực kỳ nổi tiếng với những người đam mê môn nghệ thuật thứ bảy này. Mọi người xếp hàng dài chờ nghe cậu nhân viên bán hàng giới thiệu về các bộ phim ăn khách lúc bấy giờ. Hơn 30 năm sau, cậu trai trẻ ấy ngày nay là giám đốc nội dung của Netflix, Ted Sarandos. Làm thế nào để Ted Sarandos được mọi người tin tưởng và mong chờ đến vậy? Đó là nhờ những tri thức sáng tạo, được đúc kết và phát huy sau thời gian dài cậu miệt mài xem phim mỗi ngày và trở nên am hiểu tường tận mọi bộ phim ăn khách lúc bấy giờ. Khách hàng chỉ cần kể về những bộ phim họ thích, cậu sẽ giới thiệu các bộ phim phù hợp cho họ. Cậu luôn cập nhật những bộ phim mới và đủ nhanh nhạy để tìm ra bộ phim nào sẽ đáp ứng thị hiếu của khán giả ở từng thời điểm. Ngày nay, cậu trở thành doanh nhân thành đạt với khả năng lựa chọn chính xác thể loại phim và chương trình truyền hình phù hợp cho người đam mê điện ảnh toàn cầu. Hơn thế nữa, ông tự nhận thức được đường cong sáng tạo, rằng kiểu nội dung mà ông tìm kiếm "là những chương trình quen thuộc có nội dung mới mẻ và độc đáo".
Việc hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực của mình sẽ giúp bạn phát hiện ra những thách thức mới và đưa ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết chúng. Nếu bạn thiếu kiến thức chuyên môn, bạn sẽ khó có thể đưa ra những ý tưởng mới và phát triển được những sản phẩm hoặc dịch vụ đột phá. Tuy nhiên, hãy cẩn thận xem xét bởi việc có quá nhiều kiến thức chuyên môn có thể khiến bạn bị "nhốt" trong một tư duy cố định và khó có thể tạo ra những ý tưởng mới. Do đó, bạn cần phải kết hợp kiến thức chuyên môn với sự đa dạng, thử nghiệm và khám phá để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá.
Cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo và có ảnh hưởng đến kết quả sáng tạo của chúng ta. Tác giả cho rằng, để đạt được sự sáng tạo, chúng ta cần tạo ra một trạng thái tâm lý tích cực và đầy cảm hứng. Cảm xúc tích cực sẽ giúp chúng ta tập trung và tăng cường khả năng sáng tạo, trong khi cảm xúc tiêu cực có thể làm giảm sự tập trung và ảnh hưởng đến sự sáng tạo của chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tạo ra cảm xúc tích cực, và việc chấp nhận và xử lý các cảm xúc tiêu cực là rất quan trọng trong quá trình sáng tạo.
Sách còn rất nhiều nội dung thú vị xoay quanh việc là thiên tài hay không thì thời điểm và cộng đồng sáng tạo cũng là yếu tố giúp quá trình sáng tạo thăng hoa. Sách tiếng Việt có tên The Creative Curve - Từ ý tưởng đến thực thi. Nhà mình tìm đọc sách nếu thích nhé.
Nguồn: Tổng hợp trên Internet
Công Ty Cổ Phần IzzyMe
116 Nguyễn Văn Thủ
P. Đa Kao, Q1, TP.HCM
E-mail: admin@izzyme.com