Vừa qua, Grab Holdings Limited (NASDAQ: GRAB) đã công bố ra mắt GrabMaps, dịch vụ mới mang đến cho khách hàng doanh nghiệp cơ hội tham gia vào thị trường dịch vụ bản đồ và định vị trị giá lên đến 1 tỷ USD mỗi năm tại Đông Nam Á. Được phát triển đầu tiên cho mục đích sử dụng nội bộ, GrabMaps được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng có nhiều giải pháp bản địa hóa của Grab, từ đó ngày càng hoàn thiện các dịch vụ của Grab.
Khởi đầu của các ứng dụng gọi xe ở Việt Nam hầu như không mấy ai chú ý đến cho đến khi cái tên Grab xuất hiện năm 2014 với tên gọi ban đầu là GrabTaxi. Tháng 10/2014, Grab tiếp tục cho ra mắt dịch vụ GrabBike. Ban đầu, người dùng khá bỡ ngỡ trước ứng dụng này nên sử dụng chưa cao và cũng ít ai nghĩ các ứng dụng này có thể trở thành một phần quan trọng của thị trường. Grab thực hiện dịch vụ di chuyển của mình trên ứng dụng do chính công ty cung cấp. Người gọi xe có thể dùng ứng dụng này để đặt xe (xe máy, ô tô, taxi, giao hàng, thức ăn). Chỉ cần nhập điểm đón và điểm đến, ứng dụng sẽ tự động tính phí cho quãng đường. Công đoạn tiếp theo chỉ đơn giản là đặt xe và đợi tài xế đến đón.Th
Khi gia nhập thị trường Việt Nam với quy mô 92 triệu dân số, Grab lựa chọn chiến lược thâm nhập nhanh – là chiến lược thâm nhập thị trường trong thời gian ngắn, doanh nghiệp đưa dịch vụ ra thị trường ngay từ đầu với mức giá thấp nhưng vẫn đầu tư nhiều cho các hoạt động quảng bá. Có thể nói, Grab xuất hiện như một làn gió mới trong việc di chuyển tại các nước Đông Nam Á. Khách hàng có thể di chuyển nhanh chóng hơn so với taxi do ứng dụng công nghệ vào việc gọi xe nhưng lại vô cùng đảm bảo so với xe ôm truyền thống.
Ra đời năm 2012, Grab hiện cung cấp đa dạng các dịch vụ giao nhận, di chuyển và tài chính kỹ thuật số tại 480 thành phố thuộc 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.. Ứng dụng di động đặt xe công nghệ này được thống kê là đã có tới 90 triệu thiết bị sử dụng. Mỗi ngày có hơn năm triệu người sử dụng. Hơn 2 triệu tài xế tính tới thời điểm hiện tại. Và chiếm tới 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay, mức tăng trưởng gọi xe trực tuyến cao thứ 2 chỉ sau thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam. Theo số liệu của Statista năm 2020, tổng thị phần của 03 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam hiện nay, gồm: Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99%, cho thấy mức độ tập trung thị trường khá cao.
Một trong những công cụ mà hệ sinh thái Grab khi ra đời sử dụng chính là GoogleMaps, dịch vụ bản đồ số do Google phát triển bởi tất cả các dịch vụ mà Grab hiện đang cung ứng đều liên quan đến cung đường di chuyển và định vị tài xế và địa điểm, phục vụ cho việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng thông qua rút ngắn lộ trình, giảm thời gian di chuyển và thông báo vị trí chính xác của tài xế theo thời gian thực. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng quen thuộc với GoogleMaps, bạn sẽ thấy rằng không phải tất cả mọi ngõ ngách mà bạn thường di chuyển tại Việt Nam đều hiển thị trên bản đồ. Và đôi khi, có những con đường rõ ràng trên bản đồ là có nhưng thực tế bạn không thể đi trên con đường đó, và điều này bạn chỉ phát hiện khi đến nơi thực tế.
Và vừa qua, Grab Holdings Limited (NASDAQ: GRAB) đã công bố ra mắt GrabMaps, dịch vụ mới mang đến cho khách hàng doanh nghiệp cơ hội tham gia vào thị trường dịch vụ bản đồ và định vị trị giá lên đến 1 tỷ USD mỗi năm tại Đông Nam Á. Được phát triển đầu tiên cho mục đích sử dụng nội bộ, GrabMaps được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng có nhiều giải pháp bản địa hóa của Grab, từ đó ngày càng hoàn thiện các dịch vụ của Grab.
"Grab luôn tìm cách phát triển công nghệ để đáp ứng nhu cầu địa phương hóa tại Đông Nam Á và GrabMaps là một ví dụ điển hình cho nỗ lực này. Những con hẻm và trục đường nhỏ trên khắp các thành phố ở Đông Nam Á thường không hiển thị trên bản đồ thông thường, nhưng lại được các đối tác tài xế của chúng tôi điều hướng định vị mỗi ngày", bà Tan Hooi Ling, Đồng sáng lập Grab, cho biết.
Hiện GrabMaps cung cấp các dịch vụ và thuật toán trí tuệ định vị cho tất cả dịch vụ của Grab tại 7/8 quốc gia mà Grab đang hoạt động. Dự kiến, Grab sẽ hoàn toàn tự chủ về cơ chế bản đồ với GrabMaps vào quý III năm 2022, thay vì dùng các dịch vụ của Google như Google Map hay Waze.
"Chúng tôi đã đầu tư phát triển công nghệ này thành một ưu thế cạnh tranh để mang đến cho người dùng và đối tác của Grab trải nghiệm tốt hơn, đồng thời rút ngắn thời gian vận chuyển và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Chúng tôi tự hào rằng Grab sẽ sớm vận hành công nghệ bản đồ và định vị hoàn toàn độc lập. Việc thương mại hóa công nghệ này là một bước tiến khác của Enterprise and New Initiatives - một mảng kinh doanh còn non trẻ nhưng đang phát triển nhanh chóng của Grab."
Từ việc phân bổ cuốc xe cho đối tác tài xế/đối tác giao hàng, tính toán thời gian đến dự kiến, thiết lập lộ trình, tối ưu hóa chi phí giao nhận và nhiều hơn nữa, công nghệ định vị, xác định các địa điểm được người dùng quan tâm (Point Of Interest - POI) hay thuật toán trí tuệ sắp xếp lộ trình đều đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết tính năng cốt lõi của các nền tảng như Grab.
GrabMaps hiện đang hỗ trợ cho hơn 800 tỷ cuộc gọi API mỗi tháng từ các dịch vụ Grab khác nhau. Dựa trên đánh giá hiệu suất giữa GrabMaps với các nhà cung cấp bản đồ hàng đầu thuộc bên thứ ba, GrabMaps có tỷ lệ lỗi thấp hơn 4 lần và độ trễ thấp hơn 10 lần.
Dữ liệu nội bộ cũng cho thấy các quốc gia đã chuyển hẳn sang sử dụng GrabMaps có tỷ lệ tìm được các điểm POI của các lệnh đặt cuốc xe được cải thiện trung bình khoảng 3 điểm phần trăm, trong khi độ chính xác trong việc ước tính thời gian di chuyển dự kiến trong khu vực tăng thêm 1 điểm phần trăm, và con số này lên đến 7,8 điểm phần trăm tại một số quốc gia.
Ưu thế cốt lõi của GrabMaps chính là việc dịch vụ này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc thiết lập bản đồ dựa theo dữ liệu từ cộng đồng, bao gồm người dùng, đối tác cửa hàng và đội ngũ đối tác tài xế. Những giải pháp của GrabMaps hình thành dựa trên các dữ liệu mới từ hàng triệu đơn hàng và cuốc xe được thực hiện mỗi ngày, cùng với phản hồi theo thời gian thực từ các đối tác về các tuyến đường bị chặn, thay đổi địa chỉ doanh nghiệp và các vấn đề khác.
Các đối tác tài xế cũng có cơ hội đóng góp vào bản đồ của Grab thông qua việc thu thập các điểm POI và nhiều dữ liệu hữu ích khác như hình ảnh đường phố, tên đường, biển báo giao thông, đồng thời có cơ hội gia tăng thu nhập. Điều này tạo cho GrabMaps lợi thế về độ chính xác, độ phủ và luôn được cập nhật mới, đồng thời vẫn tối ưu hiệu quả chi phí.
Với đối tượng khách hàng doanh nghiệp (B2B), GrabMaps cung cấp dịch vụ:
- Dữ liệu Bản đồ nền cho phép các công ty sử dụng dữ liệu từ Grab, như Địa điểm, Dữ liệu Đường phố & Lưu lượng xe, Hình ảnh, được trích xuất từ bộ dữ liệu bản đồ được cập nhật mới nhất và phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với độ phủ từ các thành phố thủ đô đến các đô thị loại 3.
- Công cụ lập bản đồ và phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) là một hệ thống tổng thể đầu-cuối mà khách hàng doanh nghiệp ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể sử dụng để thiết lập bản đồ của riêng mình. Kartacam - máy ảnh tạo bản đồ do Grab sở hữu - được thiết kế để thích ứng với điều kiện ở các thị trường mới nổi, hiện đang được thử nghiệm bởi các công ty đối tác ở Paris, Johannesburg, Dubai và Seattle.
Giao diện lập trình ứng dụng (API) và bộ công cụ phát triển phần mềm di động (SDK) mà Grab dự định ra mắt lần lượt vào cuối năm 2022 và trong năm 2023 sẽ cho phép các nhà phát triển và đội ngũ của mình nâng cấp, thiết kế ứng dụng và lập trình tính năng định vị riêng bằng công nghệ GrabMaps, chẳng hạn như các tính năng thiết lập tuyến đường, tìm kiếm, xác định lưu lượng xe và điều hướng.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Công Ty Cổ Phần IzzyMe
116 Nguyễn Văn Thủ
P. Đa Kao, Q1, TP.HCM
E-mail: admin@izzyme.com